Đạp xe có to chân không? Cách đạp xe giúp chân thon gọn


Bộ môn đạp xe được rất nhiều người yêu thích bởi các lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe và vóc dáng. Tuy nhiên, có không ít người tập luyện, đặc biệt là phái nữ lo ngại việc đạp xe nhiều có thể khiến chân bị to ra. Vậy đạp xe có to chân không? đạp xe thế nào là đúng cách để chân thon gọn? các lợi ích của việc đạp xe? Cùng giải đáp vấn đề này trong bài viết ngay sau đây của biquyetkhoedep nhé.

Đạp xe có to bắp chân không?

Hoạt động đạp xe đòi hỏi chuyển động nhiều và liên tục từ đôi chân. Vậy nên không quá khó hiểu khi có nhiều chị em cùng thắc mắc việc đạp xe có to chân không. Tuy nhiên, trên thực tế, bạn có thể yên tâm rằng hoạt động đạp xe sẽ không làm to chân nếu tập luyện đúng cách.

Đạp xe rất khó khiến chân bị to mà chỉ xảy ra ở một số ít vận động viên đạp xe chuyên nghiệp
Đạp xe rất khó khiến chân bị to mà chỉ xảy ra ở một số ít vận động viên đạp xe chuyên nghiệp

Thông thường, cơ chân sẽ có khả năng bị to hơn đối với các vận động viên đạp xe chuyên nghiệp, thường xuyên vận động ở cường độ rất cao. Bên cạnh đó, trường hợp này thường chỉ xuất hiện ở nam giới và mức độ to chân không đáng kể.

Vì thế, với nhu cầu đạp xe tập thể dục và rèn luyện sức khỏe thông thường thì bạn sẽ không cần quá lo lắng về việc đạp xe có to chân không.

Cách đạp xe đúng để không bị to bắp chân mà còn thon gọn

Mặc dù đạp xe có to chân không đã có đáp án là không nhưng nếu đạp xe không đúng cách sẽ có thể ảnh hưởng tới cơ bắp và làm tăng nguy cơ to bắp chân. Vì thế, người tập luyện cần có cách đạp xe đúng để chân không những không bị to mà còn có thể trở nên thon gọn.

Tốc độ đạp xe thích hợp

Tốc độ đạp xe phù hợp có vai trò quyết định đến tác dụng của việc đạp xe cũng như việc đạp xe có to chân không. Cụ thể, đạp xe quá nhanh ở cường độ quá cao thường có xu hướng dễ khiến bắp chân to thô hơn. Vì vậy, bạn nên áp dụng tốc độ phù hợp cho buổi đạp xe thể dục của mình.

Bắt đầu đạp xe với tốc độ chậm và tăng tốc trong thời gian thích hợp
Bắt đầu đạp xe với tốc độ chậm và tăng tốc trong thời gian thích hợp
  • Bắt đầu đạp xe với tốc độ chậm để khởi động cơ thể và làm nóng các cơ bắp, không nên đạp xe quá nhanh ngay từ khi bắt đầu.
  • Tăng dần tốc độ đạp xe lên cao tùy theo sức chịu đựng của cơ thể, duy trì tốc độ trong phần chính của buổi tập.
  • Trong 10 phút cuối buổi, giảm tốc độ đạp xe về đạp chậm để thư giãn, điều hòa cơ bắp và cân bằng lại nhịp tim, tránh dừng xe ngay sau khi vừa đạp ở tốc độ cao.

Địa hình đạp xe bằng phẳng

Theo các chuyên gia thể thao, các vận động viên đua xe đạp địa hình, hay những người thường xuyên đạp xe trên địa hình dốc, gồ ghề sẽ có khả năng khiến cho bắp chân và cơ chân phát triển to hơn. Những địa hình phức tạp đòi hỏi cơ chân phải dùng nhiều sức hơn để duy trì tốc độ cũng như giữ thăng bằng, vì thế tạo điều kiện thuận lợi cho cơ đùi và bắp chân phát triển hơn.

Đạp xe trên địa hình ổn định và bằng phẳng để chân thon gọn hơn
Đạp xe trên địa hình ổn định và bằng phẳng để chân thon gọn hơn

Với những người muốn đạp xe để chân thon gọn và lo sợ sẽ to bắp chân khi đạp xe thì nên lựa chọn các địa hình đạp xe bằng phẳng, thẳng, thoáng đãng, tránh những nơi quá bụi bặm hay ngột ngạt.

Còn nếu như không thể tìm địa điểm đạp xe ngoài trời thích hợp, bạn cũng có thể đạp xe ngay tại căn nhà của mình với các loại xe đạp tập thể dục. Điều này giúp bạn có thể tận dụng khoảng thời gian rảnh tại nhà để rèn luyện sức khỏe cũng như cải thiện vóc dáng với bộ môn đạp xe.

Thời gian tập luyện

Thời gian và thời điểm đạp xe cũng là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến việc đạp xe có to chân không. Thời điểm đạp xe lý tưởng nhất là buổi sáng sớm sau khi thức dậy hoặc buổi chiều tối trước bữa ăn tối. Đây là thời điểm mà các hoạt động vận động thể chất có thể phát huy hiệu quả tốt nhất trong việc cải thiện tinh thần hay vóc dáng cơ thể.

Bên cạnh đó, mỗi buổi đạp xe nên được thực hiện với thời lượng ít nhất 15 – 20 phút để có được tác dụng đốt cháy mỡ thừa hiệu quả, giúp chân thon gọn. Nếu được, bạn có thể tăng dần thời lượng đạp xe, tuy nhiên không quá 60 phút mỗi ngày.

Lưu ý quan trọng để đạp xe để không làm chân to bắp chân

Dưới đây là một vài lưu ý để đạp xe không làm cho chân bị to ra.

Khởi động kỹ lưỡng giúp giảm nguy cơ chấn thương và nguy cơ to bắp chân
Khởi động kỹ lưỡng giúp giảm nguy cơ chấn thương và nguy cơ to bắp chân
  • Khởi động kỹ các khớp và cơ bắp trước khi đạp xe, đồng thời bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể trước buổi tập.
  • Sắp xếp thời gian biểu phù hợp: sắp xếp thời gian tập luyện phù hợp, lựa chọn thời điểm thoải mái để đạp xe cũng như đạp xe với tần suất đều đặn 3 – 4 buổi mỗi tuần.
  • Chọn loại xe phù hợp: ưu tiên chọn xe đạp có trọng lượng nhẹ, thiết kế thấp, yên xe có thể điều chỉnh phù hợp với chiều cao để tạo cảm giác thoải mái nhất.
  • Không đạp xe quá lâu: không đạp xe xe quá lâu mỗi buổi tập vì có thể khiến đùi và bắp chân bị quá tải.

Lợi ích của việc đạp xe đạp thường xuyên là gì?

Không phải ngẫu nhiên mà bộ môn đạp xe lại trở nên phổ biến và được yêu thích trên toàn thế giới. Dưới đây là một số lợi ích tuyệt vời giúp bạn trả lời được câu hỏi đạp xe đạp có tác dụng gì.

Đạp xe thường xuyên đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe
Đạp xe thường xuyên đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe
  • Đạp xe giúp giảm cân

Đạp xe có tác dụng đốt cháy calo, tiêu hao mỡ thừa và giảm cân vô cùng hiệu quả. Trung bình mỗi giờ đạp xe có thể giúp đốt cháy tới 300 calo. Tập luyện đạp xe thường xuyên sẽ giúp cơ thể trở nên thon gọn, đem lại vóc dáng đẹp hơn, quyến rũ hơn.

  • Săn chắc cơ bắp

Hoạt động đạp xe đòi hỏi cơ bắp vận động liên tục, nhờ vậy có thể làm săn chắc cơ bắp trên toàn thân. Không chỉ tác động đến chân, đùi, đạp xe còn giúp cơ bụng săn chắc hơn, cơ tay, hông và mông cũng được cải thiện và trở nên linh hoạt, săn chắc, khỏe mạnh hơn rõ rệt.

  • Tăng sức bền xương khớp

Đạp xe thường xuyên là bộ môn rất có lợi để tăng sức bền cũng như hỗ trợ sự phát triển của xương khớp. Với các bạn trẻ đang trong độ tuổi tăng chiều cao, đạp xe đều đặn sẽ giúp xương khớp trở nên linh hoạt hơn, chắc khỏe hơn, đồng thời kích thích sụn xương phát triển để tăng trưởng chiều cao hiệu quả. Với người lớn tuổi, đạp xe sẽ giúp gia tăng mật độ xương, hỗ trợ điều trị hiệu quả các triệu chứng loãng xương, xương yếu, xương khớp kém linh hoạt, hay đau nhức.

  • Tốt cho tim mạch

Đạp xe là một trong những bộ môn tập luyện cho tim mạch vô cùng tốt. Theo các chuyên gia Y khoa nước Anh, đạp xe 20km mỗi tuần có thể giảm tới 50% nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Quá trình đạp xe sẽ giúp tim đập nhanh hơn, tăng khả năng bơm máu đến các cơ quan, ổn định huyết áp, giúp tim hoạt động tích cực, năng suất hơn.

  • Tăng sức đề kháng

Một trong số những lợi ích của việc đi xe đạp đó là giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các căn bệnh thông thường. Đạp xe thường xuyên có thể ngăn ngừa sự hình thành các tế bào u bướu, tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng đề kháng đối với các căn bệnh truyền nhiễm…

  • Thư giãn tinh thần

Đạp xe không chỉ là hoạt động vận động thể chất mà còn giúp tinh thần được thư giãn hiệu quả. Đạp xe giúp giải tỏa áp lực, căng thẳng, giảm stress, gia tăng hormone endorphins để cải thiện tâm trạng người tập, giúp chúng ta cảm thấy hứng khởi, phấn chấn và thư giãn hơn.

Trên đây là các giải đáp cho câu hỏi đạp xe có to chân không cũng như cách đạp xe đúng để giúp chân thon gọn. Tập luyện đạp xe thường xuyên và đúng cách là phương pháp đơn giản để có được vóc dáng đẹp và một sức khỏe tốt. Vậy còn chần chờ gì nữa mà không bắt đầu tập luyện ngay từ hôm nay?

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan